Hỗ trợ trực tuyến
phone-tổ chức sự kiện sài gòn0935 727 663
Gọi ngay
Nhắn tin

Những khó khăn mà bạn phải đối mặt khi làm event


NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI MẶT KHI LÀM EVENT

 

 

Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt. Vì vậy, nếu vượt qua được những giai đoạn khó khăn thì bạn sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội hơn trong công việc.

 

Bạn đang làm tổ chức event, nhưng đột nhiên bạn cảm thấy chán nản, ở một thời điểm nào đó tinh thần xuống đến mức bạn không muốn đi làm nữa, người ta hay gọi đó là “chán việc”. Đối với mọi người, điều này quả là kinh khủng, và đặc biệt đối với eventer thì nó thật là kinh khủng, do tính chất của ngành event luôn đòi hỏi bạn phải luôn dồi dào sức sống, để chạy sự kiện.

 

tổ chức event

 

 

Có những người có thể vượt qua được giai đoạn này để tiếp tục gắn bó với công việc mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, có người không vượt qua được sự mệt mỏi hoặc nhàm chán của công việc mà quyết định thay đổi. Sự thay đổi đôi khi mang đến kết quả tốt nhưng cũng có khi không thực sự phù hợp và người thay đổi lại phải tiếp tục hành trình tìm kiếm điều mình thực sự cần.

 

 

Mọi sự khởi đầu đều không dễ dàng, vì vậy việc “xốc lại” tinh thần và tìm kiếm niềm vui trong công việc rất quan trọng. Hãy cùng tham khảo một vài tips của Sài Gòn Light và nhìn lại vấn đề với công việc tổ chức sự kiện của mình đang gặp là gì để có định hướng đúng đắn trong việc thay đổi công việc.

 

 

Công việc vắt kiệt sức lực và nhiều sai sót xảy ra

 

Vấn đề: Sau một sự kiện dài ngày, vắt kiệt sức cộng với có quá nhiều sự cố khiến bạn tự hỏi mình có thực sự phù hợp với công việc hay không, có đủ năng lực để thực hiện một sự kiện lớn mà không mắc phải sai lầm nào? hay là liệu mình có đủ sức khỏe để theo đuổi các sự kiện kéo dài nhiều tuần thậm chí nhiều tháng hay không? Đây thường là giai đoạn các bạn trẻ rời bỏ công việc nhiều nhất. Có thể sự gắn bó với công việc của các bạn chưa có, hoặc là chưa thích nghi với áp lực công việc này, bên cạnh đó các bạn thường bị khiển trách bởi cấp trên, khách hàng, cộng sự do nhiều sai sót đã gây ra bởi thiếu kinh nghiệm.

 

Giải pháp: Hãy nói chuyện với những người đi trước, chia sẻ những khó khăn, sự cố mà mình gặp phải cũng như nói về những cảm giác hiện có. Chắc chắn những người đi trước cũng đã từng gặp phải những sự cố tương tự, chẳng có ai bắt đầu mà không gặp phải khó khăn nào. Hãy xin họ một vài lời khuyên để vượt qua được cảm giác nặng nề mà bạn vừa phải trải qua. Những người có kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn nhận ra bạn có thực sự có phù hợp và nên tiếp tục với công việc hay không.

 

 

Bất đồng với đồng nghiệp.

 

Vấn đề: Trong quá trình làm việc bạn gần như bất đồng với tất cả đồng nghiệp trong mọi vấn đề. Những tranh cãi diễn ra thường xuyên bởi sự bất đồng ý kiến về một ý tưởng nào đó, một khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi đến công sở và cũng không buồn trình bày những ý tưởng, suy nghĩ của mình. Càng ngày, cảm giác bị cô lập trong bạn cứ lớn dần lên và ý nghĩ sẽ “chạy trốn” khỏi nơi này được bạn nghĩ đến thường xuyên hơn.

 

Giải pháp: Hãy có những cuộc nói chuyện thẳng thắn hoặc một cuộc họp nội bộ nhỏ để tìm ra vấn đề thực sự nằm ở đâu. Đôi khi bất đồng thư thường xảy ra bởi những điều rất nhỏ như: Anh A cảm thấy sếp giao cho mình quá nhiều việc, trong khi mình phải vật lộn với núi công việc còn anh B lại được rảnh rỗi, ngược lại, anh B cảm thấy anh A được trọng dụng còn mình như là “kẻ thừa thãi” trong cuộc chơi. Vấn đề chính ở đây là người giao việc không biết cách phân công công việc hợp lý. Việc giải quyết được vướng mắc cốt lõi thì mọi thứ sẽ được hóa giải đơn giản hơn.

 

 

Thu nhập chưa thỏa đáng.

 

Vấn đề: Khó khăn về tài chính là tình trạng bạn thường xuyên gặp phải. Mặc dù có kinh nghiệm vài năm trong công việc này nhưng mức lương của bạn vẫn chỉ nằm ở 7 con số, trong khi bạn bè ở những công ty khác có vẻ nhàn rỗi hơn nhưng thu nhập cao hơn. Những suy nghĩ trên làm cho bạn không còn muốn cố gắng trong công việc nữa, thậm chí là muốn đi tìm một cơ hội mới hứa hẹn mức thu nhập cao hơn.

 

Giải pháp: Thu nhập cao hơn là một điều rất tốt, nhưng nếu công việc mới lại không mang đến cho bạn niềm vui, sự yêu thích thì bạn có gắn bó được lâu hay không? Hoặc nếu vẫn là công việc đó nhưng môi trường mới khiến bạn phải cạnh tranh nhiều hơn, làm việc mệt mỏi hơn liệu có khiến bạn thoải mái và duy trì được đam mê? Đứng núi này trông núi nọ là tâm lý dễ làm nản chí nhất và cũng là nguyên nhân gây tình trạng “lỡ dở” cho nhiều người. Trước khi quyết định thay đổi, hãy trình bày thẳng thắn với cấp trên và đề đạt những nguyện vọng của mình về thu nhập, điều kiện làm việc,…Và qua đó bạn cũng nên dành thời gian lắng nghe ý kiến của cấp trên, đôi khi họ không hiểu và hình dung hết khối lượng công việc mà bạn phải đảm trách, nếu như có sự chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau sẽ dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong công việc.
 
 
 

Áp lực từ cấp trên:

 

Vấn đề: Áp lực từ cấp trên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, vì cố gắng đến bao nhiêu vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu mà họ càng ngày càng nâng cao. Khó khăn về nhân sự, thị trường, ý tưởng không thể trình bày mà áp lực về doanh số, hiệu quả công việc cứ đổ xuống đầu khiến tinh thần bạn xuống dốc trầm trọng.

 

Giải pháp: Vẫn là một cuộc nói chuyện thẳng thắn để trình bày những khó khăn mà bạn gặp phải để cấp trên nắm được tình hình công việc cũng như là xu hướng thị trường, nhờ đó họ có thể điều chỉnh những chỉ tiêu cao ngất mà họ đặt ra, hay là có giải pháp tuyển dụng thêm nhân sự, tốt hơn nữa là họ hỗ trợ bạn vạch ra một kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu công việc. Trong trường hợp họ vẫn không thay đổi quan điểm và tình huống xấu nhất là bạn phải thay đổi chỗ làm thì vẫn hãy cố gắng duy trì suy nghĩ lạc quan rằng những nơi khác vẫn đang rất cần một người có khả năng như bạn.

 

 

Công việc phải thường xuyên di chuyển

 

Vấn đề: Tính chất di chuyển nhiều của công việc gây khó khăn cho bạn trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cả việc xây dựng gia đình đối với những người trẻ.

Giải pháp: Sau nhiều năm lăn lộn chạy event ở bên ngoài, có thể xem xét xin về những bộ phận ít phải trực tiếp tham gia tổ chức các sự kiện như là Planner (lập  kế hoạch), Account (phụ trách khách hàng)…Những kinh nghiệm bạn có được trong quá trình làm việc thực tế sẽ hữu ích cho những công việc có liên quan như vậy vì bạn có thể tư vấn cho khách hàng và sẵn có đầu óc quản lý công việc, khái quát để lập một kế hoạch sát với thực tế.

 

 

Không tìm thấy niềm vui trong công việc
 

Vấn đề: Chẳng có lý do nào cả, chỉ đơn giản là mộtngày bạn bỗng cảm thấy chán công việc hiện tại, hoặc là có cảm giác mệt mỏi vì sự bận rộn, hoặc là bạn đang cạn dần những ý tưởng.

Giải pháp: Hãy dành thời gian tĩnh tâm lại. Bạn có thể xin nghỉ công việc hiện tại trong một thời gian để cảm nhận sự thiếu vắng công việc và cũng dành cho bản thân một ít thời gian. Bạn cũng có thể viết ra một bảng với 2 mục “Được – Mất” khi bạn tiếp tục công việc và so sánh xem cái nào có nhiều gạch đầu dòng hơn. Ngoài ra hãy nghĩ về tình yêu mà bạn dành cho công việc này khi bạn bắt đầu công việc, hay là triển vọng phát triển nghề nghiệp trong công ty và cả trên mặt bằng chung xã hội, đối với một công việc mới mẻ như tổ chức sự kiện, những người trẻ có đam mê và kinh nghiệm như bạn không nhiều, cho nên cơ hội để tiến xa hơn trong nghề nghiệp là hoàn toàn rộng mở.

 

 

Nếu như sau tất cả những cố gắng vẫn không thay đổi được quyết tâm thay đổi công việc thì có lẽ bạn hãy thử những cơ hội mới phù hợp hơn. Nhưng hãy luôn nhớ rằng bất cứ công việc nào cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt. Vì vậy, nếu vượt qua được những giai đoạn khó khăn thì bạn sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội hơn trong công việc.
 
 
 
ĐỐI TÁC
DMCA.com Protection Status