Hỗ trợ trực tuyến
phone-tổ chức sự kiện sài gòn0935 727 663
Gọi ngay
Nhắn tin

Làm thế nào để xây dựng kịch bản tổ chức sự kiện chuyên nghiệp


LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG KỊCH BẢN TỔ CHỨC SỰ KIỆN CHUYÊN NGHIỆP?

 

Hiện nay, tổ chức sự kiện là một nghề còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, công việc này được khá nhiều các bạn trẻ yêu thích và dành nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Song song với tốc độ phát triển chóng mặt là nhu cầu quảng bá thương hiệu mới của các Công ty, Doanh nghiệp,…. Xây dựng kịch bản cho một chương trình sự kiện khác hoàn toàn với việc viết một kịch bản phim hay kịch bản của một gameshow. Xây dựng kịch bản tổ chức sự kiện yêu cầu những đặc thù riêng, đòi hỏi bạn phải là người có óc sáng tạo và kỹ năng tổ chức. Không phải chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật hay cốt truyện như viết một kịch bản phim mà điều đầu tiên khi nhận được đơn hàng, bạn đã phải phác thảo toàn bộ chương trình sự kiện.

 

Làm thế nào để xây dựng kịch bản tổ chức sự kiện chuyên nghiệp

 

Một kịch bản tốt là kịch bản bao quát được chương trình một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Bắt đầu xây dựng khung kịch bản bạn phải thực hiện những công việc sau:

-         Xác định được bạn đang viết về chủ đề gì

-         Đối tượng mà khách hàng muốn hướng đến là ai

-         Chương trình sự kiện được tổ chức tại địa điểm nào

-         Mục đích mà khách hàng muốn tổ chức chương trình sự kiện này là gì

-         Thời gian mà chương trình sự kiện được diễn ra

Có rất nhiều chương trình sự kiện khác nhau và hình thức tổ chức cũng rất đa dạng và với mỗi loại chương trình sự kiện sẽ có một kịch bản tương ứng. Một chương trình hội nghị buổi tối sẽ khác hẳn so với một sự kiện cộng đồng vào ban ngày, vì vây bạn phải linh động thay đổi kịch bản sao cho phù hợp với tính chất của chương trình.

Mỗi kịch bản cũng nên được chia làm 2 loại: kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết. Để bao quát hết một chương trình bạn nên sử dụng kịch bản tổng quát và kịch bản này sẽ gửi cho khách hàng để họ tiện quản lý, theo dõi lịch trình trong suốt quá trình diễn ra sự kiện hoặc gửi cho các khâu kỹ thuật (âm thanh – ánh sáng, máy chiếu – màn chiếu,…) để họ nắm bắt nội dung mà điều chỉnh các thiết bị sao cho phù hợp với chương trình. Còn lại, kịch bản chi tiết, hay thường gọi là kịch bản MC (trong đó có phần lời thoại của MC) và phần phân công công việc cho đội ngũ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đây là phần kịch bản dành cho nội bộ và MC, tránh để các bên không liên quan biết quá nhiều nội dung hay kịch bản lọt ra ngoài vì thuộc về vấn đề bảo mật của một số công ty. Tuy nhiên, trong kịch bản nào cũng phải thể hiện được sự chi tiết và phải đảm bảo thời gian phải liên tục, không được ngắt quản, kịch bản xây dựng càng khoa học càng tốt, đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng mong muốn.

 

 

 

ĐỐI TÁC
DMCA.com Protection Status